• Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
logo
    No Result
    View All Result
      No Result
      View All Result
      logo
      No Result
      View All Result
      Home đặc điểm của pháp luật xã hội chủ nghĩa

      Đặc Điểm Của Pháp Luật Xã Hội Chủ Nghĩa

      Share on FacebookShare on Twitter

      Một số vấn đề về nhà nước và pháp luật: Trình bày và phân tích khái niệm, nguồn gốc, bản chất và vai trò của pháp luật.

      Bạn đang xem: Đặc điểm của pháp luật xã hội chủ nghĩa


      Bản chất của pháp luậtĐặc điểm của pháp luật

      *

      1. Khái niệm pháp luật

      Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

      2. Nguồn gốc của pháp luật

      Những nguyên nhân làm phát sinh nhà nước cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật.


      Xã hội cộng sản nguyên thủy (CSNT), tập quán và tín điều tôn giáo là các quy phạm xã hội. Khi chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội phân chia giai cấp thì tập quán không còn phù hợp (vì tập quán thể hiện ý chí chung của tất cả mọi người trong thị tộc). Trong điều kiện lịch sử mới, khi xung đột giai cấp diễn ra ngày càng gay gắt và cuộc đấu tranh giai cấp là không thể điều hòa được thì cần thiết phải có một loại quy phạm mới thể hiện ý chí của giai cấp thống trị để thiết lập một trật tự mới, đó chính là quy phạm pháp luật.


      Pháp luật là hệ thống các quy phạm do nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Pháp luật ra đời cùng với nhà nước, là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực nhà nước, duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước và pháp luật đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp.

      Như vậy, pháp luật ra đời do nhu cầu xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển ở một giai đoạn nhất định, giai đoạn xã hội đã phát triển quá phức tạp, đã xuất hiện những giai cấp có lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu chính trị – giai cấp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp, lực lượng thống trị về kinh tế và chính trị trong xã hội.

      3. Bản chất của pháp luật

      Bản chất của pháp luật gồm có 02 thuộc tính sau đây:

      * Bản chất giai cấp của pháp luật

      *

      Bản chất của pháp luật cũng giống như nhà nước là tính giai cấp của nó, không có “pháp luật tự nhiên” hay pháp luật không có tính giai cấp.


      – Tính giai cấp của pháp luật trước hết ở chỗ, pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị, nội dung của ý chí đó đựơc quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị. Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung thống nhất, hợp pháp hoá ý chí của nhà nước, được nhà nước bảo hộ thực hiện bằng sức mạnh của nhà nước.

      – Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh của pháp luật. Mục đích của pháp luật trước hết nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.

      Ví dụ về bản chất giai cấp của pháp luật:

      Pháp luật chủ nô là pháp luật của giai cấp chủ nô do giai cấp này đặt ra trước hết là vì lợi ích của nó. Pháp luật chủ nô quy định công khai quyền lực vô hạn của chủ nô và tình trạng vô quyền của giai cấp nô lệ.


      * Bản chất xã hội của pháp luật

      – Bản chất của pháp luật còn thể hiện thông qua tính xã hội của pháp luật. Tính xã hội của pháp luật thể hiện thực tiễn pháp luật là kết quả của sự “chọn lọc tự nhiên” trong xã hội. Các quy phạm pháp luật mặc dù do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tuy nhiên chỉ những quy phạm nào phù hợp với thực tiễn mới được thực tiễn giữ lại thông qua nhà nước, đó là những quy phạm “hợp lý”, “khách quan” được số đông trong xã hội chấp nhận, phù hợp với lợi ích của đa số trong xã hội.

      Xem thêm: Những Bản Nhạc Giáng Sinh Bất Hủ Trong Dịp Noel ) Việt Nam Hay Nhất

      – Giá trị xã hội của pháp luật còn thể hiện ở chỗ, quy phạm pháp luật vừa là thước đo của hành vi con người, vừa là công cụ kiểm nghiệm các quá trình, các hiện tượng xã hội, là công cụ để nhận thức xã hội và điều chỉnh các quan hệ xã hội, hướng chú ý vận động, phát triển phù hợp với các quy luật khách quan.

      4. Đặc điểm của pháp luật

      Pháp luật có 03 đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản sau đây:

      * Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện

      Pháp luật do Nhà nước ban hành thông qua rất nhiều những trình tự thủ tục chặt chẽ và phức tạp với sự tham gia của rất nhiều các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và các cá nhân nên pháp luật luôn có tính khoa học, chặt ché, chính xác trong điều chỉnh các quan hệ xã hội.


      *

      Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó các biện pháp cưỡng chế nhà nước rất nghiêm khắc như phạt tiền, phạt tù có thời hạn, tù chung thân … Với sự bảo đảm của nhà nước đã làm cho pháp luật luôn được các tổ chức và cá nhân tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu quả trong đời sống xã hội.

      * Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, gồm những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung

      Pháp luật gồm các quy tắc xử sự chung, được thể hiện trong những hình thức xác định, có kết cấu loorrich rất chặt chẽ và được đặt ra không phải xuất phát từ một trường hợp cụ thể mà là sự khái quát hóa từ rất nhiều những trường hợp có tính phổ biến trong xã hội. Điều này đã làm cho quy định pháp luật có tính khái quát hóa cao, là những khuôn mẫu điển hình để các chủ thể (tổ chức, cá nhân) thực hiện theo khi gặp phải những tình huống mà pháp luật đã dự liệu.

      Pháp luật mang tính băt buộc chung, các quy định pháp luật được dự liệu không phải cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức và cá nhân có liên quan. Xuất phát từ vị trí, vai trò của nhà nước trong xã hội (tổ chức đại diện chính thức cho toàn xã hội), nên pháp luật là bắt buộc đối với tất cả, việc thực hiện pháp luật

      * Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về hình thức:

      Pháp luật luôn được thể hiện dưới những hình thức phải nhất định, nói cách khác, những quy định pháp luật phải được chứa đựng trong các nguồn luật như tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật … Sự xác định chặt chẽ về hình thức là điều kiện để phân biệt giữa pháp luật với những quy định không phải là pháp luật, đồng thời, cũng tạo nên sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng, chính xác về nội dung của pháp luật.


      *


      Ngoài các đặc điểm cơ bản nói trên, pháp luật còn có những điểm khác nữa như tính ổn định, tính hệ thống …

      5. Vai trò của pháp luật

      Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là công cụ không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng. Pháp luật không chỉ là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.

      – Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội

      – Pháp luật là phương tiện thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi công dân.


      Chức năng của pháp luật?

      Chức năng của pháp luật là những phương diện, mặt hoạt động chủ yếu của pháp luật thể hiện bản chất giai cấp và ý nghĩa xã hội của pháp luật. Pháp luật gồm có 03 chức năng cơ bản đó là: chức năng điều chỉnh, chức năng bảo vệ và chức năng giáo dục.1) Chức năng điều chỉnh của pháp luật:Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền trong xã hội. Các lực lượng cầm quyền trong xã hội trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau có thể là giai cấp chủ nô, vua, quan và các tầng lớp quý tộc phong kiến, giai cấp tư sản hoặc tất cả các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội.2) Chức năng bảo vệ của pháp luật:Pháp luật bảo vệ các quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh. Quan hệ xã hội trong thực tế thì rất nhiều và đa dạng do đó các hành vi xâm phạm quan hệ xã hội thường xảy ra. Khi đó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế được quy định trong chế tài pháp luật.3) Chức năng giáo dục của pháp luật:Chức năng giáo dục của pháp luật được thực hiện qua sự tác động qua lại của pháp luật vào ý thức của con người, làm cho con người có những xử sự phù hợp với cách xử sự được quy định trong các quy phạm pháp luật. Việc giáo dục có thể được thực hiện thông qua hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, có thể thông qua việc xử lý vi phạm từ những cá nhân, tổ chức vi phạm (xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, phạt tù những người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự…).

      ShareTweetPin

      BÀI VIẾT LIÊN QUAN

      trình tự thi công mặt đường bê tông nhựa nóng

      Trình tự thi công mặt đường bê tông nhựa nóng

      by admin
      25/10/2021
      đăng ký thanh toán trực tuyến agribank

      Đăng ký thanh toán trực tuyến agribank

      by admin
      18/10/2021
      nguyên nhân gây lỗi not responding

      Nguyên nhân gây lỗi not responding

      by admin
      26/10/2021
      xuất tinh ngoài và uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thai không

      Xuất tinh ngoài và uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thai không

      by admin
      22/10/2021

      Trả lời Hủy

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Bài Viết Mới Nhất

      Đối tượng phù hợp với căn hộ studio The Origami

      10:39, 17/06/2022
      Tìm hiểu luật và cách chơi tiến lên miền Tây chi tiết

      Tìm hiểu luật và cách chơi tiến lên miền Tây chi tiết

      20:45, 10/06/2022
      The Origami Vinhomes Grand Park | Chi tiết dự án mới nhất

      The Origami Vinhomes Grand Park | Chi tiết dự án mới nhất

      10:01, 02/06/2022
      Chia Sẻ Kinh Nghiệm Khi Đi Thi Đường Trường B1, Phương Thức Thi Đường Trường Lái Xe Ô Tô

      Chia Sẻ Kinh Nghiệm Khi Đi Thi Đường Trường B1, Phương Thức Thi Đường Trường Lái Xe Ô Tô

      14:50, 20/05/2022

      Đề xuất cho bạn

      Lỗi windows cannot print due to a problem with the current printer setup

      19:39, 29/08/2021
      sự nóng lên toàn cầu tiếng anh

      Sự nóng lên toàn cầu tiếng anh

      23:33, 27/10/2021
      wondershare filmora 9 (32/64 bit) free download with crack

      Wondershare filmora 9 (32/64 bit) free download with crack

      14:42, 03/11/2021
      viết lá thư mời sinh nhật bằng tiếng anh

      Viết lá thư mời sinh nhật bằng tiếng anh

      18:26, 29/08/2021
      bài tập về mô hình erd có lời giải

      Bài tập về mô hình erd có lời giải

      17:46, 06/09/2021
      cắt ảnh thành nhiều phần bằng nhau trong photoshop

      Cắt ảnh thành nhiều phần bằng nhau trong photoshop

      18:21, 25/08/2021

      Giới thiệu

      phamnhantutien.vn là website chia sẻ kiến thức hoàn toàn miễn phí. Cùng với sự phát triển công nghệ và ngành thể thao điện tử, thì ngày càng có nhiều người tìm hiểu thêm lĩnh vực này. Chính vì thế, phamnhantutien.vn được tạo ra nhằm đưa thông tin hữu ích đến người dùng có kiến thức hơn về internet.

      Danh Mục

        Bài viết hay

        • Định nghĩa phụ nữ là gì
        • Phần mềm làm mờ hình ảnh
        • Phần mềm đổi đuôi dav sang mp4
        • Mở file srt như thế nào
        • Cách vô hiệu hóa bàn phím laptop win 7

        Textlink Quảng Cáo

        • Giới thiệu
        • Liên hệ
        • Chính sách bảo mật

        © 2022 phamnhantutien.vn thành lập và phát triển vì cộng đồng.

        x
        No Result
        View All Result

          © 2022 phamnhantutien.vn thành lập và phát triển vì cộng đồng.